Thẻ h1

Cát nhân tạo vật liệu xây dựng cho tương lai

 Với sự phát triển không ngừng và mạnh mẽ của ngành xây dựng, nếu lượng cát chỉ phụ thuộc vào cát tự nhiên thì điều đó là không thể vì lượng cát tự nhiên một ngày nào đó sẽ cạn kiệt. Chính vì thế, cát tự nhiên sẽ là loại cát được được sử dụng phổ biến ở hiện tại và cả tương lai.

 

Cát là một loại cốt liệu không thể thiếu cho các công trình từ nhỏ đến lớn, nó chiếm một tỷ trọng rất lớn trong xây dựng cơ bản. Cát cũng là một trong những thành phần quan trọng nhất của bê tông ngoài xi măng, đá, phu gia…

Trước đây, nguồn cát chủ yếu là khai thác từ tự nhiên, trên các con sông lớn nhỏ ở khắp đất nước. Đặc điểm của nước ta là có mật độ sông ngòi dày đặc vì thế nguồn cát tự nhiên cũng khá nhiều. Nhưng chính vì thế và vì nhà nước quản lý việc khai thác không chặt chẽ, nên các doanh nghiệp, tư nhân cứ khai thác một cách bừa bãi dẫn đến lượng cát tự nhiên ngày càng cạn kiệt, gây ảnh hưởng lớn đến môi trường, khi cát dưới sông mất đi một lượng lớn sẽ gây nên hiện tượng sạt lở nghiêm trọng ở một số đoạn sông, ảnh hưởng tới sinh hoạt của khu dân cư xung quanh đó.

Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng đã cảnh báo, Việt Nam sẽ thiếu cát xây dựng một cách trầm trọng trong tiến trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá. Bên cạnh giải pháp khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên này, việc sản xuất cát nhân tạo bắt đầu được chú ý nhiều hơn.

Cát nhân tạo là loại cát được nghiền nhỏ từ đá tự nhiên, đang là nguồn cát thay thế cho cát tự nhiên đang ngày càng cạn kiệt. Trên thế giới hiện nay, cát nhân tạo đang được dùng phổ biến, không những để thay thế cát tự nhiên đang ngày càng càng cạn kiệt mà còn do tính chất đặc biệt của nó: Hạt cát đồng đều hơn, có thể điều chỉnh modun và tỷ lệ thành phần hạt theo từng yêu cầu cấp phối cho các loại bê tông khác nhau (như bê tông asphalt, bê tông macrosell, bê tông xi măng, bê tông đầm lăn bê tông mác cao đặc biệt ...). Loại cát nhân tạo cũng cho phép tiết kiệm xi măng, nhựa đường, rút ngắn thời gian thi công và tăng tuổi thọ công trình.

 

                                                                   


Các nước công nghiệp phát triển (G8) chế tạo ra thiết bị nghiền rôto trục đứng dùng ổ bi, để nghiền đá thành cát (gọi là cát nhân tạo) từ hơn 20 năm nay. Đến năm 1987, khi LB Nga phát minh ra "công nghệ gối đệm không khí", công nghệ này ngay lập tức bộc lộ nhiều ưu thế hơn so với công nghệ rôto bởi những lý do sau:
 
Thứ nhất, tỷ lệ lượng cát thu được đến 48%, trong khi thiết bị dùng ổ bi chỉ đạt được 25%.
 
Công nghệ gối đệm không khí cho chất lượng thành phần hạt sản phẩm tốt, đáp ứng được yêu cầu khắt khe trong sản xuất các loại bê tông như: bê tông Asphalt, bê tông nhựa microsell, bê tông ximăng, bê tông dầm lăn và các loại bê tông đặc biệt.
 
Bên cạnh đó, chi phí sản xuất cát nhân tạo sử dụng công nghệ gối đệm không khí rẻ hơn thiết bị sử dụng ổ bi thông thường khoảng 10 lần.
 
Một ưu điểm không thể bỏ qua là công nghệ này rất an toàn với môi trường. Do đó, thiết bị sản xuất sử dụng công nghệ gối đệm không khí có thể lắp đặt gần khu dân cư.
 
Phạm vi ứng dụng của công nghệ này khá rộng rãi: ngoài sản xuất cát nhân tạo, nó còn được dùng để nghiền các loại quặng trong ngành công nghiệp khai thác khoáng sản, sản xuất gạch, sơn kính và một số ngành công nghiệp khác.
 
Hiện nay các thiết bị sử dụng công nghệ gối đệm đã được dùng phổ biến tại LB Nga, các nước SNG và được xuất khẩu sang Tây Âu, thay thế dần thế hệ thiết bị sử dụng công nghệ vòng bi.
 
Ở nước ta hiện nay, nhận ra được nguồn lợi mà cát nhân tạo mang lại, nhiều doanh nghiệp cũng dần đầu tư vào sản xuất đá nhân tạo. Đó là bước đi hoàn toàn đúng đắn, với các địa phương có nhiều đồi núi, nguồn đá tự nhiên nhiều và phong phú. Khi các nhà máy sản xuất cát nhân tạo được đưa vào hoạt động thì nó sẽ sản xuất được những lượng cát nhân tạo khổng lồ sẽ đáp ứng được nhu cầu cho ngành xây dựng.
 

                                                                                                                                                                                                                                  VLXD.org (TH)

 


Xem file pdf