Thẻ h1

Thực trạng và giải pháp phát triển vật liệu gạch xây không nung

1. Đặt vấn đề

Gạch xây là bọ phận cấu thành quan trọng của công trình xây dựng. Hàng năm, với sự phát triển mạnh mẽ của ngành xây dựng, cả nước tiêu thụ khoảng 20- 22 tỷ viên/1 năm, chủ yếu là gạch nung thủ công chiếm tới 90%. Với đà phát triển này, đến năm 2020 lượng đất sét phải tiêu thụ vào khoảng 600 triệu m3, tương đương với 30 .000 ha đất canh tác. Không những vậy, gạch nung còn tiêu tốn rất nhiều năng lượng: than, củi, đặc biệt là than đá, quá trình này thải vào bầu khí quyển của chúng ta cơ bản là khí độc không chỉ ảnh hưởng tới môi trường, sức khỏe con người mà còn làm giảm năng suất của cây trồng vật nuôi. Chính vì vậy, việc sử dụng gạch không nung thay thế gạch nung là xu hướng tất yếu trong công nghệ xây dựng hiện đại nhưng nó đòi hỏi phải có chủ trương lớn, chính sách hỗ trợ, giải pháp đồng bộ.

 

 

2. Căn cứ pháp lý

Việc hạn chế sản xuất gạch nung và thay thế bằng gạch không nung dang là chủ trương lớn của Nhà nước và các bộ, ngành địa phương. Điển hình nhất là quyết định số 567/QĐ- TTG ngày 28/4/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển vật liệu xây không nung với các mục tiêu cơ bản:

+ Gạch không nung thay thế gạch nung 20- 25% vào năm 2015, 30- 40% vào năm 2020.

+ Hàng năm sử dụng khoảng 15- 20 triệu tấn phế thải công nghiệp (tro xỉ nhiệt điện, xỉ lò cao…) để sản xuất vật liệu xây dựng không nung, tiết kiệm đất nông nghiệp và hàng tẳm ha đất chứa phế thải.

+ Tiến tới xóa bỏ hoàn toàn các cơ sở sản xuất gạch đất sét nung bằng lò thủ công.

Tiếp theo, ngày 16/4/2012 Thủ tướng Chính phủ có Chỉ thị số 10/CT- TTg về việc tăng cường sử dụng vật liệu xây không nung và hạn chế sản xuất, sử dụng gạch đất sét nung đã nêu rõ một số nội dung yêu cầu các bộ, ngành địa phương thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm;

+ Các công trình vốn ngân sách bắt buôcc phải sử dụng gạch xây không nung. Các công trình nguồn vốn khác ưu tiên việc sử dụng gạch xây không nung.

+ Chỉ đạo, hướng dẫn các dự án nhiệt điện đầu tư công nghệ phù hợp giảm thiểu phát thải ra môi trường góp phần giảm diện tích bãi thải, bảo vệ môi trường; đồng thời thu hồi thu hồi tro, xỉ và thạch cao đảm bảo chất lượng để làm nguyên liệu cho sản xuất dụng gạch xây không nung.

Thông tư số 00/2012/TT- BXD ngày 28/11/2012 của Bộ Xây dựng về quy định sử dụng vật liệu xây không nung trong các công trình xây dựng yêu cầu:

- Các công trình xây dựng được đầu tư bằng nguồn vốn Nhà nước theo quy định hiện hành bắt buộc phải sử dụng vật liệu xây dựng không nungtheo lộ trình:

+ Tại các đô thị loại 3 trở lên phải sử dụng 100% loại vật liệu không nung kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực

+ Tại các khu vực còn lại phải sử dụng tối thiểu 50% vật liệu xây dựng không nung kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực đến hết năm 2015, sau năm 2015 thì phải sử dụng 100%.

- Các công trình xây dựng từ 9 tầng trở lên không phân biệt nguồn vốn,từ nay đến năm 2015 phải sử dụng tối thiểu 30% và sau năm 2015 phải sử dụng tối thiểu 50% vật liệu xây không nung loại nhẹ trong tổng số vật liệu xây (tính theo thể tích khối xây).

3.Tình hình thực trạng sử dụng gạch không nung hiện nay

Gạch không nung hiện nay đã hiện hữu trên rất nhiều công trình trọng điểm, điển hình như Keangnam Hà Nội, Landmard Tower, Habico Tower, Khách sạn Horison, Hà Nội Hotel Plaza, sân vận động Mỹ Đình, làng Việt kiều Châu Âu…Đây có thể coi như kết quả đáng khích lệ trong lộ trình xóa bỏ gạch xây không nung bằng phương pháp nung thủ công.

Theo báo cáo của Vụ vật liệu xây dựng, Bộ Xây dựng, sau 3 năm thực hiện Chương trình theo Quyết định số 567/QĐ- TTg kết quả như sau: tổng công suất đầu tư vào 3 loại sản phẩm chính (gạch xi măng cốt liệu, gạch AAC, gạch bê tông bọt) đạt 4,2 tỷ viên/năm. Hiện nay gạch xi măng cốt liệu đang đạt khoảng 70%, gạch nhẹ khoảng 28,6% so với tổng số gạch xây không nung.

Về gạch xi măng cốt liệu: theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, hiện nay trên toàn quốc đã đầu tư khoảng hơn 1000 dây chuyền có công suất dưới 7 triệu viên/năm và khoảng 50 dây chuyền có công suất từ 7 đến 40 triệu viên/năm. Tổng công suất khoảng 3 tỷ viên/năm. Tổng giá trị đầu tư khoảng 1.500 tỷ đồng. Trong đó, thị trường tiêu thụ đạt 85- 90% lượng sản xuất (khoảng 2,7 tỷ viên).

Về gạch bê tông khíhưng áp AAC: hiện nay trên toàn quốc đã có khoảng 22 doanh nghiệp đầu tư với tổng công suất thiết kế 3,8 triệu m3/năm. Trong đó có 9 dự án (tổng công suất 1,5 triệu m3- tương đương 945 triệu viên/năm), giá trị đầu tư khoảng 1.000 tỷ đồng đi vào sản xuất năm 2012. Ngoài ra còn 13 dự án đang làm thủ tục đầu tư với tổng công suất 2,3 triệu m3/năm.

Về gạch bê tông bọt: hiện nay có 17 cơ sở sản xuất với tổng công suất hơn 190.000m3, giá trị đầu tư khoảng 120 tỷ đồng. Tình hình sản xuất gạch nhẹ chỉ đạt 20- 30% công suất, chỉ duy nhất 1 công ty đạt gần 50% công suất. Tình hình tiêu thụ gạch nhẹ cũng rất hạn chế, đa số tiêu thụ được 50 -60% sản lượng, đơn vị tiêu thụ tốt nhất cũng chỉ đạt 90- 95% sản lượng, một số doanh nghiệp không tiêu thụ được nên đã phải ngừng sản xuất.

Nhìn chung, sau 3 năm triển khai, trong khi năng lực sản xuất gạch không nung đạt khá cao thì việc sản xuất sử dụng gạch không nung lại gặp nhiều khó khăn, chưa đạt được mục tiêu của phương trình đề ra. Tính đến hết năm 2012 sản lượng tiêu thụ đạt 3,5 tỷ viên, chiếm 17% trong khi mục tiêu của chương trình phải đạt tỷ lệ gạch không nung thay thế gạch đất sét nung là 20- 25% vào năm 2015. Đại diện các bộ, ngành có nhận định, tiến độ triển khai quyết định có nguy cơ chậm một phần do thói quen tiêu dùng của người dân vẫn thích sử dụng gạch nung đất sét có màu đỏ tươi và một yếu tố quan trọng nữa nếu tính tổng thể cả công trình, nếu sử dụng gạch không nung thì hiệu qủa do kết cấu nhẹ nhưng nếu tính riêng rẽ 1mgạch không nung vẫn đắt hơn 1m2 gạch nung . Điều này có thể giải thích, do những nhà sản xuất gạch nung gần như không phải tyra tiền nguyên liệu đất. Nguyên liệu đốt thì lại khai thác tùy tiện từ rừng với giá rất rẻ nên giá thành sản phẩm gạch nung, nhất là gạch nung thủ công thường rất thấp so với giá trị thật của nó. Mặt khác, công tác quản lý tài nguyên thiên nhiên cũng như môi trường ở Việt Nam còn rất tùy tiện, dễ dãi, thiếu nghiêm túc hoặc chồng chéo, nên Chính phủ không ít lần nhắc nhở kèm theo nhiều quy định pháp lý rõ ràng. Song vấn đề gạch nung tới nay vẫn chưa được giải quyết một cách tích cực. Cũng vì thế, chưa tạo ra được những bước đi ban đầu có hiệu quả đẻ thay thế “thói quen xấu” là dũng gạch nung trong nhân dân.

4. Giải pháp phát triển gạch xây không nung

Ở các nước phát triển, việc sử dụng vật liệu không nung trong xây dựng như là điều kiện bắt buộc. Các yếu tố về môi trường, tài nguyên luôn được coi trọng và các dự luật về nó có sức ảnh hưởng to lớn.

Ở Pháp, Anh khi đầu tư các nhà máy nhiệt điện, họ phải cam kết sử dụngtrên 90% tro xỉ than cho sản xuất gạch, bê tông…đồng thời Chính phủ cũng có chính sách hỗ trợ cho việc sản xuất gạch không nung từ tro xỉ.

Ở Thái Lan, không cần ban hành chính sách khuyến khích khuyến khích vật liệu xây không nung nhưng Nhà nước quản lý chặt chẽ việc sử dụng đất đai và yếu tố về môi trường. Do đó, vật liệu nung có giá cao hơn rất nhiều vật liệu xây không nung. Yếu tố thị trường điều tiết khiến công nghiệp vật liệu xây không nung ở Thái Lan phát triển rất mạnh.

Hiện nay, ở Việt Nam việc sử dụng gạch không nung đang gặp một số khó khăn, thách thức, đòi hỏi phải có những giải pháp đồng bộ và hiệu quả. Một số giải pháp phù hợp trong điều kiện Việt Nam có thể thực hiện trong lộ trình đưa gạch không nung thay thế toàn bộ gạch nung trong tương lai là:

1. Khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất gạch xây không nung theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Ban hành các chính sách ưu đãi về thuế, đầu tư, thuê đất, vốn vay… Có chính sách khuyến khích sử dụng gạch xây không nung vào công trình.

2. Các địa phương cần xây dựng và công bố quy hoạch sử dụng đất để sản xuất gạch đất sét nung, không sử dụng đất nông nghiệp. Tăng thuế tài nguyên đất sét làm vật liệu xây dựng nói chung.

3. Hoàn thiện công nghệ sản xuất gạch xây không nung, nghiên cứu sử dụng tất cả các nguồn phế thải công nghiệp như tro xỉ, mạt đá…

4. Nâng cao năng lực cơ khí trong nước để chế tạo thiết bị sản xuất gạch xây không nung để giảm nhập khẩu, phấn đấu đến năm 2020 không nhập khẩu.

5. Soát xét, hoàn chỉnh đồng bộ hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn, kỹ thuật, các quy trình kỹ thuật, quy phạm, hướng dẫn thi công và các định mức kinh tế kỹ thuật liên quan đến sản xuất và sử dụng gạch xây không nung, tạo điều kiện cho các nhà tư vấn, thiết kế đưa gạch xây không nung vào công trình.

6. Để đưa gạch xây không nung vào cuộc sống, cần phải tổ chức tốt công tác tuyên truyền thông tin để cho các cơ quan quản lý Nhà nước, các chủ thể trong hoạt động xây dựng và mọi người dân nhận thức rõ những ưu điểm, lợi thế trong việc sản xuất, sử dụng gạch xây không nung. Đồng thời thấy được những tác động tiêu cực của việc sản xuất và sử dụng gạch đất sét nung không theo quy hoạch, để tập trung mọi năng lực phát triển sản xuất và sử dụng gạch xây không nung, góp phần phát triển ngành công nghiệp vật liệu xây dựng nước ta hiện địa, bền vững.

5. Kết luận

Sử dụng vật liệu gạch xây không nung thay thế gạch nung truyền thống là xu thế hiện đại và tất yếu trong ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng. Giải pháp làm giảm phát thải vào môi trường, đồng thời có thể tận dụng nguồn nguyên vật liệu phế thải công nghiệp cho sản xuất như tro xỉ than nhiệt điện , mạt đá, đất đồi… Có thể nói, công nghệ sản xuất vật liệu gạch không nung là công nghệ sạch và tiên tiến. tuy nhiên cần có chủ trương và các giải pháp đồng bộ trong việc thực hiện.


Tạp chí Xây dựng, số 5/2014


Xem file pdf